
Either “offers”, “review”, or “aggregateRating” should be specified là gì?
Sơ đồ trang
Nếu bạn sử dụng plugin WooCommerce và các sản phẩm của bạn không có review thì sẽ gặp phải thông báo Either “offers”, “review”, or “aggregateRating” should be specified như ảnh phía dưới là hết sức bình thường, theo schema mặc định của WooCommerce cần có review, lượt rating thì mới không gặp phải thông báo này.
Đây là bài viết ngắn nhằm giúp cho những ai mới tiếp xúc với với công cụ Google search console nhanh chóng nắm được thông báo lỗi này, chúng không quá quan trọng nên bạn đừng quá lo lắng.
Schema là gì?
Schema là một tập hợp các dữ liệu có cấu trúc mà bạn có thể thêm vào trang web của mình để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang. Schema được phát triển bởi Schema.org, một dự án hợp tác giữa Google, Bing, Yahoo và Yandex, nhằm tạo ra một từ điển thống nhất để các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung web dễ dàng hơn.
Khi bạn thêm schema markup vào trang web của mình, các công cụ tìm kiếm có thể hiển thị nội dung đó theo cách phong phú hơn trên trang kết quả tìm kiếm, chẳng hạn như:
- Rich Snippets: Hiển thị các thông tin bổ sung như đánh giá, giá cả, tình trạng hàng hóa, thời gian làm việc, v.v.
- Knowledge Graph: Cung cấp thông tin chi tiết về người, địa điểm, hoặc sự vật trực tiếp trong kết quả tìm kiếm.
- Câu hỏi thường gặp (FAQ): Hiển thị các câu hỏi và câu trả lời ngay trên trang kết quả tìm kiếm.
- Sự kiện (Event): Hiển thị thông tin về sự kiện như thời gian, địa điểm, và cách thức tham gia.
Các loại schema phổ biến bao gồm:
- Article: Dành cho các bài viết hoặc blog.
- Product: Cho các sản phẩm bán trên trang web.
- Local Business: Thông tin cho các doanh nghiệp địa phương.
- Event: Cho các website liên quan đến sự kiện.
- FAQ: Cho các liên quan đến câu hỏi thường gặp trên website
- Recipe: Dành cho các công thức nấu ăn.
Việc sử dụng schema markup không trực tiếp cải thiện xếp hạng SEO, nhưng nó có thể tăng cường khả năng hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm và thu hút người dùng nhấp vào kết quả của bạn.
Một số cách để vượt qua lỗi Either “offers”, “review”, or “aggregateRating” should be specified
Bạn có thể không quan tâm và bỏ qua lỗi này vẫn không vấn đề gì hoặc nếu bạn muốn xác thực lỗi này thì có thể thử qua cách dưới đây.
Bài viết liên quan
1. Thêm đánh giá cho sản phẩm
Đơn giản như vậy thôi, nó báo thiếu thì bạn cứ cho 1 review vào sản phẩm là xong.
Trường hợp nếu bạn đã có đánh giá, lỗi có thể là do Product Schema trong danh mục sản phẩm. Theo hướng dẫn của Google, Product Schema chỉ nên được sử dụng trên các trang có chứa một sản phẩm duy nhất.
Để xóa schema sản phẩm khỏi danh mục sản phẩm bạn có thể điều hướng đến Rank Math SEO → Tiêu đề & Meta → Danh mục sản phẩm và bật xanh Xóa dữ liệu đoạn trích là được.
2. Xoá schema mặc định của WooCommerce
Cách này mình hay sử dụng vì website không có tính năng review và sản phẩm không cần thiết review nên không thể sử dụng cách 1 được mà mình sẽ xoá schema review mặc định của WooCommerce, cần schema nào mình sẽ chủ động thêm vào để hỗ trợ SEO riêng, không cần phải sử dụng schema review mặc định của WooCommerce
Nếu sử dụng Rank Math bạn có thể làm theo hướng dẫn như hình sau. Rank Math SEO → Tiêu đề & Meta → Sản phẩm, chọn “Loại schema” là Không có để xoá schema mặc định
Nếu bạn không sử dụng plugin SEO Rank Math thì có thể add code này vào file functions.php của theme hoặc sử dụng plugin Code snippets để thêm vào nhé.
/*Remove product schema - Product Category and shop pages.*/ function vutruso_wc_remove_product_schema_product_archive() { remove_action( 'woocommerce_shop_loop', array( WC()->structured_data, 'generate_product_data' ), 10, 0 ); } add_action( 'woocommerce_init', 'vutruso_wc_remove_product_schema_product_archive' );
3. Viết code tạo schema review riêng
Phần này tuỳ theo tư duy SEO của mỗi người, và yêu cầu cụ thể mà các bên yêu cầu có sự khác biệt nên nếu bạn quan tâm có thể liên hệ để code riêng nhằm xắc thực thành công lỗi Either “offers”, “review”, or “aggregateRating” should be specified
Đa số sẽ viết code tự động lấy dữ liệu từ WooCommerce ra và code theo 1 công thức riêng để có schema review riêng
Code schema review sản phẩm mẫu
Đây là cấu trúc schema về review sản phẩm điển hình mà bạn có thể tham khảo.
{ "@context": "http://schema.org/", "@type": "Product", "name": "Tiêu đề sản phẩm", "image": "https://vutruso.com/wp-content/uploads/2021/11/vu-tru-so.webp", "description": "Mô tả sản phẩm", "brand": { "@type": "Brand", "name": "Tên Thương Hiệu" }, "aggregateRating": { "@type": "AggregateRating", "ratingValue": "5", "reviewCount": "3" }, "offers": { "@type": "Offer", "priceCurrency": "VND", "price": "101000 ", "priceValidUntil": "2024-10-10", "itemCondition": "https://schema.org/NewCondition", "availability": "https://schema.org/InStock", "seller": { "@type": "Organization", "name": "Công ty Vũ Trụ Số" } }, "review": { "@type": "Review", "author": { "@type": "Person", "name": "Nam Anh Vũ" }, "datePublished": "2023-01-05", "description": "Chất lượng số", "name": "Công ty Vũ Trụ Số", "reviewRating": { "@type": "Rating", "ratingValue": "5" } } }
Nếu bạn có nhiều loại schema khác nhau và cần xác thực xem schema có gặp lỗi hay không có thể sử dụng công cụ của Google cung cấp tại đây
Xác thực Product snippets
Sau khi chọn được phương pháp tiếp cận để xử lý bạn nên dùng công cụ Rich Results Test, nếu không gặp vấn đề gì thì bạn vào Google search console > Product snippets để xác thực
Kết luận
Ở trên là 1 số thông tin mình muốn truyền tải, hy vọng nó sẽ giúp ích được cho nhiều người.