Nguyên nhân Google chậm lập chỉ mục (index) bài viết mới

Gần đây có khá nhiều người hỏi team Vũ Trụ Số về việc website chậm index, dù submit bài viết mới lên Google Search Console cả tháng mà vẫn không được Google index. Quá trình tìm hiểu thì chúng tôi phát hiện ra nguyên nhân thực sự làm Google chậm index toàn bộ website trên thế giới.

Câu chuyện bắt đầu từ một vài năm trước, các nhà nghiên cứu đã gọi Google là kẻ gây ô nhiễm kỹ thuật số hàng đầu hiện nay.

Các nhà nghiên cứu nói rằng

Cần phải trồng 23 cây mỗi giây để bù đắp cho sự ô nhiễm của 3 triệu người truy cập và đăng ký và sử dụng các dịch vụ của Google trong mỗi phút.

Trong một hội thảo gần đây (ngày 20 tháng 1 năm 2022) , các nhóm Tìm kiếm của Google cho biết họ muốn giảm tốc độ thu thập dữ liệu để công ty Mountain View đạt được mục tiêu

Việc Google lập chỉ mục chậm là Tính năng không phải Bug 😀

Cách để Google lập chỉ mục website nhanh nhất

Trước kia, để lập chỉ mục nhanh nhất đó là bạn hãy sử dụng dịch vụ index nhanh, sử dụng dịch vụ chỉ trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ là bài viết mới của bạn đã được Google index rồi. Nhưng hiện tại tất cả các dịch vụ index nhanh đều không khả thi, vậy làm sao để Google index website của bạn nhanh hơn thì bạn có thể tham khảo 1 số cách dưới đây.

1. Liên kết nội bộ

Đây là các liên kết nội bộ giữa các trang và các bài viết trong website của bạn, bạn nên tạo thành mạng lưới và tạo liên kết nội bộ có khoa học như vậy sẽ giúp website của bạn lên rank đều, giảm tỷ lệ thoát trang và giúp Google index bài viết nhanh hơn.

2. Sơ đồ trang web, nguồn cấp dữ liệu RSS và ping

Website của bạn nên có đầy đủ sitemap .xml và nguồn cấp dữ liệu rss

3. Xuất bản đều các bài viết mới

Website của bạn muốn Google bot ghé thăm thường xuyên thì bạn hãy cập nhật các bài viết mới chất lượng định kỳ theo khung thời gian nhất định, như vậy sẽ giúp bọ Google thường xuyên ghé thăm và cào lấy dữ liệu để index.

4. Tiêu chí tin cậy (EAT)

EAT là viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy). Những trang càng chất lượng sẽ càng có mức độ EAT cao và ngược lại.

Các thành phần trong E.A.T

– Expertise (Chuyên môn): Tác giả sản xuất ra nội dung nên là chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực hoặc chủ đề đó. Tác giả đó phải có hiểu biết chuyên môn để có thể thảo luận về chủ đề một cách thông minh và đưa ra thông tin chính xác.

– Authoritativeness (Thẩm quyền): Để đáp ứng tiêu chí Thẩm quyền, mọi thông tin xác thực về tác giả phải được hiển thị. Hơn thế nữa, nội dung của bạn phải dễ hiểu, phản ánh đúng sự thật, có giá trị và hữu ích với người dùng.

– Trustworthiness (Độ tin cậy): Nội dung trên website phải đáng tin cậy, được bảo đảm bởi các yếu tố như độ bảo mật của trang, chất lượng tổng quan của trang, profile link nội bộ, đánh giá…

Google chính thức thừa nhận EAT vào năm 2019 , 3 đòn bẩy này có ý nghĩa quyết định việc từ khóa của bạn đứng top hay không. Đặc biệt, E.A.T Google nhận biết các thông tin sai lệch và những thông tin chính thống từ 3 yếu tố này.

Nói tóm lại, bạn phải tạo cho người dùng tâm lý tin tưởng website hoặc bất kỳ nội dung nào trên website của bạn. Hãy nhớ rằng Google luôn muốn cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp nhất cho người dùng nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất. Vì thế, bạn phải chú trọng đến EAT để đạt hiệu quả cao nhất khi làm SEO và content marketing.

5. Backlink chất lượng

Backlink có một vai trò lớn trong việc thúc đẩy vị trí của website của bạn lên trên công cụ tìm kiếm. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Google đã dựa vào backlink như một tín hiệu đưa 1 từ khóa lên top. Nếu thông tin của bạn hay ho, có nhiều người trích dẫn và để lại một backlink, thì thông tin của bạn sẽ coi như được nhiều “+1” và có thể lên trên top của công cụ tìm kiếm.

Backlink trong hiện tại và trong tương lai vẫn sẽ là một trong những căn cứ để Google và các cỗ máy tìm kiếm khác nâng thứ hạng website của bạn lên cao hơn. Nhưng cũng bởi SEO đang bùng nổ, kèm theo nhiều chiêu trò tạo ra các backlink kém chất lượng, nên các công cụ tìm kiếm ngày càng gắt gao trong việc kiểm tra chất lượng của trang giới thiệu, trang đích cũng như bản thân backlink vì vậy bạn không nên spam mà nên tạo những backlink chất lượng thay vì số lượng.

6. Lưu trữ web hosting

John Mueller (kỹ sư của Google) đã đề cập đến Hosting trong được đăng trên kênh Google Webmasters chính thức, hosting và các tiêu chí khác như CDN có thể quyết định đến việc lập chỉ mục của Google và đặc biệt hơn là tần suất ghé thăm của robot Google.

Một điều quan trọng nữa là bạn phải đảm bảo nhà cung cấp host bạn đang sử dụng thân thiện cho SEO, không bao giờ chặn Googlebot bằng tường lửa của máy chủ web … và chất lượng của hosting cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải trang, bên nên và Core Web Vitals hiện là một phần không thể thiếu trong thuật toán xếp hạng của Google.

7. API lập chỉ mục của Google

Google Indexing API là một công cụ giúp chủ sở hữu website thông báo cho công cụ tìm kiếm của Google biết được khi website của họ có sự thay đổi khi có các trang được thêm hoặc bị xóa. Điều này cho phép Google lên lịch thu thập lại dữ liệu các trang, nhờ vậy có thể dẫn đến việc tăng chất lượng lưu lượng truy cập của người dùng.

Dưới đây là một số thao tác bạn có thể làm với API Lập chỉ mục:

  • Cập nhật URL: Thông báo cho Google về một URL mới cần thu thập dữ liệu hoặc nội dung tại một URL đã gửi trước đó đã được cập nhật.
  • Xóa URL: Sau khi bạn xóa một trang khỏi máy chủ của mình, hãy thông báo cho Google để chúng tôi có thể xóa trang đó khỏi chỉ mục và không cố gắng thu thập lại dữ liệu từ URL đó.
  • Xem trạng thái của yêu cầu: Kiểm tra thời điểm gần đây nhất Google nhận được từng loại thông báo cho một URL nhất định.
  • Gửi yêu cầu lập chỉ mục hàng loạt: Giảm số lượng kết nối HTTP mà ứng dụng của bạn phải thực hiện bằng cách kết hợp tối đa 100 lệnh gọi vào một yêu cầu HTTP.

Nếu bạn sử dụng WordPress bạn có thể sử dụng plugin Instant Indexing for Google của Rank Math tại: để cấu hình và sử dụng API lập chỉ mục của Google.

Để tạo nhanh Google Indexing API bạn có thể truy cập nhanh

Instant Indexing for Google

Kết luận

Nếu bạn quá mệt mỏi khi nghe về cái gọi là “lỗi lập chỉ mục của Google” 😓 thì hy vọng bài viết này cho bạn thêm 1 thông tin mới đó là Google đang thay đổi tần suất thu thập và lập chỉ mục vì mục tiêu Zero Carbon.

Một số thông tin ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Chân thành cảm ơn đã ghé thăm Vũ Trụ Số.

Nếu bạn thấy bài viết có ích hãy sao chép link và chia sẻ bài viết
daotiendung

Tiến Dũng Đào chuyên quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress với hơn 5 năm phát triển theme và plugin. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch, tập võ và chia sẻ các kiến thức cho mọi người.

Bài viết liên quan