WordPress là gì? CMS là gì? Mã nguồn mở là gì?

Nếu bạn là người mới và muốn tìm hiểu về website chắc hẳn bạn sẻ gặp những thuật ngữ chuyên ngành như CMS, WordPress hay mã nguồn mở, PHP, Plugin, Theme, tên miền, hosting …

Trong bài viết này mình sẻ giải thích rõ cho bạn biết về 3 thuật ngữ phổ biến như trong tiêu đề bài viết

  • CMS là gì?
  • Mã nguồn mở là gì?
  • WordPress là gì?
  • Có nên sử dụng WordPress?
  • Dùng WordPress có bảo mật?

Trong bài viết cũng trả lời một số câu hỏi mà độc giả thường hay thắc mắc về mã nguồn mở được ưa chuộng nhất thế giới hiện nay là WordPress

Let’s Go…

CMS là gì?

Hệ thống quản lý nội dung được viết tắt là CMS (Content Marketing System) là một công cụ hỗ trợ quản lý và đăng tải nội dung lên website của bạn.

Hiểu theo cách đơn giản CMS như là một nhà máy được tích hợp nhiều máy móc (Nhiều source code được kết nối với nhau), dây chuyền sản xuất công nghiệp (nội dung đăng tải lên website), có 1 nhà kho để chứa sản phẩm (sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MYSQL, MariaDB…) và công đoạn phân phối sản phẩm (Chia sẻ bài viết)… nhà máy hầu như đã được xây sẵn và bạn chỉ việc học cách sử dụng là sẻ có sản phẩm hoàn

Với 1 hệ quản trị nội dung (CMS) bạn có thể đăng tải các bài viết và phân loại bài viết một cách hệ thống và chuyên nghiệp nhất, bạn có thể định dạng chữ viết, đăng tải hình ảnh, video … Căn bản một CMS cho phép các webmaster có thể đăng tải, chỉnh sửa và sắp xếp nội dung một cách dễ dàng.

Để hỗ trợ các webmaster có thể sử dụng dễ dàng hơn, các CMS này thường có giao diện thân thiện, được thiết kế phân loại rõ ràng nhằm hỗ trợ người dùng hiểu được chức năng của từng công cụ trong hệ thống thông tin quản lý này.

Với CMS, các webmasters có thể rút ngắn một lượng lớn thời gian làm việc cho doanh nghiệp, đồng thời còn hỗ trợ họ tiết kiệm ngân sách triển khai marketing online đi gấp nhiều lần. Để làm nên một website hoàn hảo, CMS là công cụ không thể thiếu để bạn triển khai nội dung hiệu quả hơn.

Một hệ thống CMS đầy đủ sẽ bao gồm các tính năng

  • Tạo lập và quản lý nội dung dễ dàng: CMS cho phép bạn thiết lập nội dung mới ở dạng đã xuất bản (public) hoặc draft (bản nháp) dễ dàng
  • Bạn có thể chỉnh sửa các bài viết dễ dàng dù chúng đang ở dạng nháp hoặc đã đăng lên website
  • Chia sẻ nội dung đến nơi khác: CMS hỗ trợ bạn mở rộng chiến lược Marketing với các nút chia sẻ dẫn về social media hoặc các trang web khác
  • CMS có chức năng phân loại từng cấp bậc quản trị viên, biên tập viên … giúp bạn dễ dàng quản lý nhân lực cho website theo từng cấp độ khác nhau

Tầm quan trọng của CMS

Nếu không có CMS, bạn cần upload nội dung thủ công lên server. Website hiện đại có 2 thành: phần giao diện bên ngoài và phần quản lý bên trong (thường gọi là front-end và back-end). Front-end là phần khách truy cập sẽ nhìn thấy khi truy cập qua trình duyệt: Bài viết của bạn, hình ảnh, video trên website, các trang web như “About Us” và Liên hệ. Phần văn bản được hiển thị bằng ngôn ngữ markup chuẩn gọi là HTML, phần thiết kế để tạo nên bố cục hài hòa và đẹp của trang web là do sử dụng CSS và JavaScript.

Back-end thì bao gồm database và chức năng của website. Nội dung được lưu vào database và đẩy lên từ back-end khi khách truy cập yêu cầu một trang web nào đó. Chức năng của back-end được viết bởi nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, như PHP, Python, JavaScript…

Nếu bạn sử dụng một CMS, vậy bạn không cần phải viết code cho front-end và back-end. Ứng dụng này tạo ra một hệ thống thân thiện với người dùng (quản lý bằng giao diện) chạy trực tiếp trên trình duyệt.

Một hệ quản trị nội dung sẽ giúp bạn sử dụng content editor để tạo bài viết, trang web, cửa hàng trên web, và xuất bản mọi nội dung online. Bạn cũng có thể cấu hình giao diện để tạo ra những thanh menu xổ xuống, ô đánh dấu, vâng vâng

Bắt đầu sử dụng CMS như thế nào?

Trước khi bắt đầu sử dụng CMS, có nhiều công việc bạn cần làm. Đầu tiền, bạn cần có một web hosting chất lượng, tương thích với hầu hết các CMS. Web server này sẽ chứa nội dung, files, database của bạn. CMS sẽ luôn kết nối tới server, upload và tải files bất kể mỗi khi bạn muốn thêm nội dung mới hoặc khi người dùng tải website xuống trình duyệt của họ.

Sau khi bạn đã tìm được công ty web hosting, bạn sẽ cần đăng ký tên miền. Thông thường, bạn cần mua tên miền bên cạnh mua hosting. Nhưng cũng có một vài nhà cung cấp hosting cho đăng ký tên miền miễn phí, khi mua kèm với gói hosting của họ.

Sau khi bạn đã có tên miền, hosting, bạn có thể tiến hành cài đặt CMS ngay trong tài khoản hosting của bạn. Những ngày nay, hầu hết các web hosting đã có sẵn chức năng cài đặt nhanh để cài CMS bằng 1 click. Quá trình cài đặt vì vậy sẽ tự động và chỉ tốn vài phút. Ngay khi CMS hoạt động, bạn có thể truy cập vào backend của nó thông qua tên miền và URL quản lý để tiến hành thiết kế website hoặc nhập nội dung

Các CMS phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều hệ quản trị nội dung khác nhau, mỗi sản phẩm có đối tượng người dùng khác nhau, mọi người sẽ chọn được CMS phù hợp với nhu cầu của họ. Đây là danh sách các hệ quản trị nội dung hiện có trên thị trường.

1. Drupal

Drupal à một CMS dành cho dân chuyên nghiệp, được dùng nhiều bởi các tập đoàn lớn trên thế giới. NASA, Tesla, Sony Music, Nokia, và các doanh nghiệp lớn khác đều chọn Drupal để làm hệ thống quản trị nội dung của họ. Drupal sites có thời gian load time cực tốt và bảo mật cao. Drupal có những modules được cài sẵn, hoạt động mượt mà, tương thích với rất nhiều công cụ thống kê và marketing khác.

2. Joomla

Joomla từng là hệ thống thông tin quản lý CMS hàng đầu tại Việt Nam bởi ưu điểm điều hướng dễ dàng, không yêu cầu hiểu biết nhiều về kỹ thuật. Nhưng ngày nay, WordPress bắt đầu lên ngôi và Joomla bắt đầu có dấu hiệu chững lại, nhưng Joomla vẫn không bao giờ bị lãng quên bởi một số tính năng nhất định.

3. Shopify

Shopify là hệ thống thông tin quản lý CMS hàng đầu cho các website thương mại điện tử nổi tiếng hiện nay. Với con số gần 250 nghìn e-store sử dụng, Shopify đang được xem là hiện tượng của các website nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng.

4. Opencart

Opencart là là một CMS mã nguồn mở phát triển dành cho các hệ thống bán hàng trực tuyến online hay còn gọi là thương mại điện tử. Nó được phát triển trên ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng mô hình MVC(L) để xây dựng cấu trúc, Opencart thích hợp cho các kinh doanh trực tuyến.

5. Wix

Wix được coi là một trong những công cụ xây dựng website tốt nhất trên máy tính. Wix có điểm mạnh ở việc phần mềm hoạt động trên platform website, sở hữu nhiều mẫu website khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn tùy thích.

Các doanh nghiệp chỉ phải đăng nhập, chọn mẫu website ưng ý có bao gồm nhiều đầu mục khác nhau, sau đó dùng ứng dụng chỉnh sửa để chỉnh lại tùy ý là bạn sẻ có ngay 1 website

6. Ghost

Ghost là CMS mã nguồn mở để tạo ra một blog hoặc ấn phẩm trực tuyến tuyệt đẹp. Nó được coi là CMS thay thế cho mã nguồn mở WordPress và một nền tảng quản lý nội dung mạnh mẽ được thiết kế cho tương lai.

7. WordPress

Mình để WP ở cuối danh sách không phải nó cùi bắp nhất trong số các CMS nêu trên đâu mà để bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về mã nguồn mở WordPress ở phần dưới đây

Nếu muốn tìm hiểu thêm về các mã nguồn mở khác bạn có thể xem

Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở là mã nguồn không đóng 🙂

Mã nguồn là tập hợp các thành phần khác nhau và được đóng gói lại, chúng có thể thực thi các chức năng cụ thể nào đó.

“Mở” ở đây có nghĩa là mã nguồn sẻ public mọi thứ để mọi người có thể tải về nghiên cứu, sử dụng, thay đổi và phân phối lại mã nguồn với bất kỳ mục đích gì bạn muốn.

Ưu và nhược điểm của mã nguồn mở

Đọc ở đoạn trên, nếu bạn là người thông minh bạn sẻ biết được một số ưu điểm và nhược điểm của mã nguồn mở rồi nhỉ, cùng mình điểm qua một số góc khuất mà bạn chưa nhìn ra nhé.

1. Mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí nên bạn dễ dàng tải về và cài đặt hệ thống cho mình

2. Mã nguồn mở được hỗ trợ bởi một cộng đồng rộng lớn bạn dễ dàng tìm thấy các hướng dẫn chi tiết thông qua công cụ tìm kiếm của Google.

3. Bởi mã nguồn mở nên có hàng trăm ngàn nhà phát triển và lập trình viên hợp tác, giám sát, đảm bảo sức mạnh của nền tảng, các bản lỗi được phát hiện và khắc phục nhanh chóng. Các nhà phát triển đã tạo ra một mạng lưới bảo mật lớn, các vấn đề có thể được giải quyết một cách hiệu quả.

Đây cũng là 1 nhược điểm của mã nguồn mở, nếu mã nguồn mở dính 1 lỗ hổng bảo mật thì các hacker sẻ khai thác và tân công vào nhiều website khác nhau và số lượng website bị tổn thương sẻ gia tăng theo cấp số nhân.

Tuy nói vậy nhưng chuyện hack các trang web khi sử dụng mã nguồn mở không phải là chuyện đơn giản, nhất là các mã nguồn mở hàng đầu thế giới.

4. Dễ dàng tùy chỉnh: Vì các hệ thống nguồn mở được hỗ trợ bởi cộng đồng nhà phát triển lớn nên bạn dễ dàng thêm tính năng với các plugin dựng sẵn và dễ dàng thuê 1 lập trình viên để phát triển thêm các tính năng mà bạn mong muốn.

WordPress là gì?

WordPress là hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất hiện nay với hơn CMS.

Lịch sử hình thành và phát triển WordPress là 1 câu chuyện rất dài :D, Chúng được thành lập bởi một nhà phát triển web người Mỹ tên là Matt Mullenweg và nhà phát triển người Anh Mike, phiên bản WordPress đầu tiên phát hành vào ngày 27 tháng 5 năm 2003.

Bạn có thể xem 1 infographic nói về quá trình hình thành và phát triển cùng nhiều điều lý thú khác về WordPress bằng cách click vào

Như đã đề cập ở trên, WordPress cũng là mã nguồn mở do đó tất cả mọi người có thể tải xuống và sử dụng miễn phí. Hiện tại WordPress có cộng đồng lớn với nhiều tình nguyện viên, những người đóng góp cho sự phát triển.

Tất nhiên vẫn có một đội ngũ phát triển core, giúp WordPress ngày một ổn định và nhiều tính năng hơn.

WordPress có thể tạo ra những loại trang web nào?

Nhiều năm trước, WordPress chủ yếu là một công cụ để tạo một blog nhưng hiện tại nhờ những thay đổi về core, cũng như hệ sinh thái các WordPress plugin (trình cắp) và WordPress theme (chủ đề) khổng lồ của WordPress, bạn có thể tạo bất kỳ loại trang web nào với WordPress.

Với WordPress, bạn có thể tạo:

  • Website bán hàng với đầy đủ tính năng đặt hàng online, thanh toán tự động
  • 1 blog chuyên nghiệp
  • Danh mục đầu tư
  • Sơ yếu lý lịch
  • Diễn đàn
  • Mạng xã hội
  • Trang web thành viên
  • Rất nhiều thứ khác

Tất nhiên nói như trên WordPress không phải thần thánh là có thể làm mọi thứ, nếu bạn xác định xây dựng website thì nên xem xét quy mô và định hướng phát triển trong tương lai để xác định phương án phù hợp nhất. (Nếu cần tư vấn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi)

Khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com

Thực tế rất nhiều người mới tìm hiểu việc tạo lập 1 website thường nhẫm lẫn giữa WordPress.org và WordPress.com vì thế nếu bạn cũng là người mới thì nên lưu ý!

– Với WordPress.org bạn có toàn quyền sinh sát website của bạn, bạn tự mua hosting riêng để lưu trữ và phát triển hầu như không giới hạn tính năng

– WordPress.com bạn sẻ lệ thuộc vào dịch vụ mà họ cung cấp, nó cũng được cài trên mã nguồn mở WordPress.Org nhưng có người quản lý và xây dựng sẵn một số thứ cho bạn

Những điểm mạnh của WordPress

  • Hơn 50.000 tiện ích mở rộng và rất rất nhiều các mẫu thiết kế miễn phí
  • Cài đặt WordPress nhanh chóng chỉ trong năm phút
  • Thân thiện với các công cụ tìm kiếm
  • Công cụ quản lý và xuất bản đơn giản dễ sử dụng
  • Cộng đồng đông đảo nên sẻ bạn sẻ dễ tìm được câu trả lời nếu gặp sự cố

Một số điểm yếu của WordPress

  • Nhiều plugin có lỗ hổng bảo mật nên bạn hãy cẩn thận trong việc cài đặt
  • Qúa nhiều cập nhật nên đôi lúc người sử dụng cũng mệt mỏi
  • Khả năng ổn định và hiệu suất website bị hạn chế nếu website của bạn có lượt truy cập cao

Yêu cầu hệ thống để cài WordPress 5.3.2

  • Máy chủ web: Mọi máy chủ có hỗ trợ PHP và MySQL / MariaDB (được khuyến nghị: Apache, NGINX hoặc Litespeed)
  • PHP 7.3 trở lên
  • Cơ sở dữ liệu: MySQL 5.6 trở lên / MariaDB 10.1 trở lên
  • Các đề xuất khác: Hỗ trợ HTTPS

Hệ sinh thái hiện tại của WordPress như thế nào?

WordPress được viết bằng PHP và sử dụng hệ cơ sở dữ liệu MYSQL, Maria DB hoặc SQLite.

Hiện tại WordPress là CMS mạnh nhất thế giới nên hệ sinh thái vô cùng rộng lớn, Với kho giao diện website, và trình cắm bổ sung Plugin đồ sộ, bạn dễ dàng lựa chọn giao diện và đổi giao diện website dễ dàng cũng như bạn dễ dàng thêm hầu như không giới hạn tính năng với trình cắm bổ sung Plugins.

Dùng WordPress có an toàn hay không?

Có lẽ 2 câu hỏi được nhiều người hỏi nhất khi nói về WordPress đó là:

– Dùng WordPress có bảo mật hay không?
– Có nên sử thiết kế web bằng WordPres?

Câu hỏi số 1 thì nên sử dụng thuyết tương đối và câu thần chú kinh điển “No system is safe” để trả lời, mình đùa tí thôi chứ thực sự không dễ dàng gì WordPress vươn lên thành CMS số 1 thế giới hiện nay, nếu không an toàn thì ai dám cài đặt WordPress làm gì?!

Có thể nhiều người nói rằng WordPress rất dễ bị hack thì xin giải bày như sau, Vì tỷ trọng website sử dụng WP nhiều như thế thì số lượng website WP bị hack nhiều cũng là chuyện bình thường, 1 điểm quan trọng hơn đó là “không có hệ thống nào an toàn tuyệt đối” cả, website của bạn an toàn hay không do bạn cấu hình

Kết luận

Ở trên mình có trình bày một số thuật ngữ liên quan đến mã nguồn mở WordPress, hy vọng nó sẻ giúp ích cho nhưng ai mới tìm hiểu và muốn làm website với WordPress.

Nếu bạn có thắc mắc hay bất cứ yêu cầu gì vui lòng comment hoặc gửi email cho chúng tôi qua info@vutruso.com

Trân trọng cảm ơn!

Nếu bạn thấy bài viết có ích hãy sao chép link và chia sẻ bài viết
daotiendung

Tiến Dũng Đào chuyên quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress với hơn 5 năm phát triển theme và plugin. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch, tập võ và chia sẻ các kiến thức cho mọi người.

Bài viết liên quan