Mã lỗi http error phổ biến nhất trên Hosting Server – HTTP status Codes

Nếu bạn là quản trị viên website, hay có thể bạn là người dùng bình thường cũng sẻ gặp phải một số mã lỗi HTTP error

Những lỗi này là các vấn đề phổ biến trên Internet và chúng xảy ra khi máy chủ gặp sự cố trong việc xử lý các yêu cầu.

Những HTTP Error Code này được trả lại mỗi khi trình duyệt của bạn tương tác với máy chủ, ngay cả khi bạn không thấy chúng.

Nếu bạn là chủ sở hữu hoặc nhà phát triển trang web, việc hiểu mã trạng thái HTTP rất quan trọng, mã trạng thái HTTP là một công cụ vô giá để chẩn đoán và sửa lỗi cấu hình trang web.

Bài viết này giới thiệu một số trạng thái máy chủ và mã lỗi để bạn hoặc quản trị viên được biết để có thể xử lý các sự cố đang gặp phải

Lỗi HTTP là gì?

Lỗi HTTP là mã phản hồi khi trả lời 1 yêu cầu được gửi bởi trình duyệt web, khi máy chủ web không phục vụ dữ liệu được yêu cầu nó sẻ gửi trả một thông báo lỗi hay còn gọi là mã phản hồi dưới dạng mã lỗi được quy định

Trong bài viết này, Vũ Trụ Số sẽ đề cập đến lỗi HTTP phổ biến nhất để bạn có thể hiểu lỗi HTTP có nghĩa là gì. Khi lần sau bạn vấp phải bất kỳ lỗi HTTP nào, bạn sẽ biết ý nghĩa thực sự của nó.

Lỗi HTTP phổ biến nhất

  • HTTP Error 401 – Unauthorized
  • HTTP Error 400 – Bad Request
  • HTTP Error 404 – Page Not Found
  • HTTP Error 403 – Forbidden Error
  • HTTP Error 500 – Internal Error
  • HTTP Error 503 – Service Unavailable

Lỗi HTTP 400 – Bad Request

Lỗi HTTP 400 có nghĩa là các máy chủ không hiểu yêu cầu mà máy khách đã gửi. Yêu cầu có thể không chính xác hoặc bị hỏng hoặc không có thông tin đầy đủ.

Phần lớn nguyên do là ở trang website, không phải từ phía khách hàng.

HTTP Error 401 – Unauthorized

Lỗi 401 cho thấy việc truy cập trái phép vào các trang web. Nó có nghĩa là yêu cầu được gửi bởi khách hàng không xác thực.

Không phải tất cả dữ liệu của web là công khai. Phần lớn các dữ liệu được ẩn và nếu bạn có quyền truy cập thực sự thì mới có thể truy cập các dữ liệu ấy. Khi máy khách không cung cấp yêu cầu đáng tin cậy, máy chủ sẽ phản hồi với lỗi HTTP 401.

HTTP Error 403 – Forbidden Error

Không phải tất cả các trang web đều có sẵn để mọi người truy cập. Lỗi HTTP 403 có nghĩa là máy chủ web không cho phép bạn truy cập các trang hoặc dữ liệu mà bạn yêu cầu.

Nếu một thư mục hoặc tệp bị hạn chế, máy chủ web sẽ phản hồi với Lỗi HTTP 403.

HTTP Error 404 – Page Not Found

Lỗi HTTP 404 là lỗi HTTP phổ biến nhất mà bạn gặp phải, lỗi này có nghĩa là trang được yêu cầu không tồn tại hoặc bị xóa. Trang này không có trên máy chủ. Do đó, máy chủ không thể tìm nạp nó và gửi lại cho bạn.

HTTP Error 500 – Internal Server Error

Lỗi HTTP Error 500 có nghĩa là có một số vấn đề nội bộ chưa được giải quyết trên máy chủ, vì vậy nó không thể phân tích yêu cầu hoặc gửi phản hồi tương ứng.

Khi có sự cố xảy ra trên máy chủ của trang web, máy chủ sẽ tải trang để hiển thị trang Lỗi HTTP 500. Lý do có thể là lưu lượng đồng thời cao và không đủ băng thông hoặc thiếu dung lượng, hoặc lỗi plugin hay xung đột gì đó trên máy chủ….

Dù lý do là gì, nếu có sự cố với máy chủ trang web không cụ thể, nó sẽ trả về 500 Lỗi.

HTTP Error 503 – Service Unavailable

Nếu bạn thấy thông báo này, có nghĩa là máy chủ web hiện không khả dụng. Có thể do máy chủ quá tải hoặc máy chủ được bảo trì theo lịch trình.

Tải lại trang hoặc thử lại sau và bạn có thể thấy vấn đề đã được giải quyết. Các chủ sở hữu web phải duy trì trang web này bằng cách giữ cho chúng được cập nhật thường xuyên.

Chi tiết một số mã lỗi khác

Ở trên là một vài lỗi HTTP phổ biến mà bạn gặp phải nếu bạn là người lướt Internet

Một số trong số đó là lỗi phía máy khách, trong khi một số khác là lỗi phía máy chủ. Tuy nhiên, tất cả chúng đều có thể giải quyết được.

Ngoài ra còn rất nhiều mã lỗi khác vẫn phân chia theo dạng 2xx, 3xx, 4xx, 5xx như mình list dưới đây

Http Status Codes

1×× Informational

  • 100 Continue
  • 101 Switching Protocols
  • 102 Processing

2×× Success

  • 200 OK
  • 201 Created
  • 202 Accepted
  • 203 Non-authoritative Information
  • 204 No Content
  • 205 Reset Content
  • 206 Partial Content
  • 207 Multi-Status
  • 208 Already Reported
  • 226 IM Used

3×× Redirection

  • 300 Multiple Choices
  • 301 Moved Permanently
  • 302 Found
  • 303 See Other
  • 304 Not Modified
  • 305 Use Proxy
  • 307 Temporary Redirect
  • 308 Permanent Redirect

4×× Client Error

  • 400 Bad Request
  • 401 Unauthorized
  • 402 Payment Required
  • 403 Forbidden
  • 404 Not Found
  • 405 Method Not Allowe>
  • 406 Not Acceptable
  • 407 Proxy Authentication Required
  • 408 Request Timeout
  • 409 Conflict
  • 410 Gone
  • 411 Length Required
  • 412 Precondition Failed
  • 413 Payload Too Large
  • 414 Request-URI Too Long
  • 415 Unsupported Media Type
  • 416 Requested Range Not Satisfiable
  • 417 Expectation Failed/li>
  • 418 I’m a teapot
  • 421 Misdirected Request
  • 422 Unprocessable Entity
  • 423 Locked
  • 424 Failed Dependency
  • 426 Upgrade Required
  • 428 Precondition Required
  • 429 Too Many Requests
  • 431 Request Header Fields Too Large
  • 444 Connection Closed Without Response
  • 451 Unavailable For Legal Reasons
  • 499 Client Closed Request

5×× Server Error

  • 500 Internal Server Error
  • 501 Not Implemented
  • 502 Bad Gateway
  • 503 Service Unavailable
  • 504 Gateway Timeout
  • 505 HTTP Version Not Supported
  • 506 Variant Also Negotiates
  • 507 Insufficient Storage
  • 508 Loop Detected
  • 510 Not Extended
  • 511 Network Authentication Required
  • 599 Network Connect Timeout Error

Nếu bạn thấy bài viết có ích hãy sao chép link và chia sẻ bài viết
daotiendung

Tiến Dũng Đào chuyên quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress với hơn 5 năm phát triển theme và plugin. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch, tập võ và chia sẻ các kiến thức cho mọi người.

Bài viết liên quan