Website đầu tiên trên thế giới có diện mạo ra sao?

Có thể rất nhiều người làm nghề cũng không biết nhà khoa học máy tính người Anh – đã phát minh ra World Wide Web (WWW) năm 1989 khi đang làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN).

Ngày 6-8-1991, trang web đầu tiên trên thế giới ra đời tại địa chỉ – Ông Berners-Lee đã phát triển ra HTML, HTTP và URL – những yếu tố làm nên trang web, tất cả trên chiếc máy tính NeXT của ông do Hãng Apple sản xuất.

30 năm sau, hình thức, thiết kế và chức năng vận hành của website đã thay đổi hoàn toàn so với phiên bản đời đầu cùng với các bước tiến khác của công nghệ thông tin.

Nhân sự kiện này, trang Techradar điểm lại những dấu mốc phát triển quan trọng của website, nhấn mạnh những thay đổi đáng kể nhất của trang web trong ba thập kỷ qua.

Những mốc đáng nhớ

Phần mềm World Wide Web được CERN phổ biến tới công chúng vào tháng 8 năm 1991.

Năm 1993, CERN đưa phần mềm World Wide Web vào kho dữ liệu mở để cộng đồng có thể tiếp cận.

Một năm sau đó, blog đầu tiên “Links.net” xuất hiện, là sản phẩm của sinh viên Justin Hall, anh này đã dùng blog để chia sẻ những thông tin, bài viết của mình.

Năm 1995, Jeff Bezos khởi động một trong những trang web thương mại điện tử toàn cầu lớn nhất thế giới là Amazon với chức năng ban đầu là bán sách online.

Năm 2001, Bách khoa toàn thư mở online Wikipedia hoạt động theo tên miền do hai nhà đồng sáng lập là Jimmy Wales và Larry Sanger đăng ký.

Tới 18-6-2021, thế giới có hơn 1,86 tỉ website. Theo thống kê từ trang Siteefy, trung bình mỗi ngày có hơn 547.200 trang web mới thành lập.

Bình luận về tốc độ phát triển website kể từ khi có trang web đầu tiên, ông Fabio Torlini, phó chủ tịch cấp cao của hãng công nghệ WP Engine (công ty sở hữu WordPress), nói: “Sau ba thập kỷ tiến rất nhanh về phía trước kể từ khi website đầu tiên ra đời, web giờ đang là trung tâm của mọi hoạt động thương mại. Toàn bộ các sinh kế đang trông cậy vào web“.

Trên thực tế, quy mô kinh tế của WordPress – nền tảng mã nguồn mở và hệ sinh thái mà gần như một nửa số website hiện nay đang được xây dựng trên đó – ước tính vào khoảng 596,7 tỉ USD. Nếu WordPress là một đất nước, nền kinh tế của nó sẽ ở mức trên Thụy Điển – nền kinh tế lớn thứ 39 của thế giới“, ông Fabio Torlini nói.

Bùng nổ dịch vụ lưu trữ web

Song song với sự phát triển của website, các (web hosting) cũng phát triển rất mạnh. Các nhà cung cấp dịch vụ web hosting đã và đang trong hành trình tăng trưởng như vũ bão kể từ năm 1994 khi nhà cung cấp dịch vụ này đầu tiên là GeoCities ra đời.

Trước khi có này, để lưu trữ một trang web trên Internet, một cá nhân hay một doanh nghiệp cần phải có máy tính hay máy chủ lưu dữ liệu của riêng họ.

Khi nhu cầu sử dụng website tăng, các dịch vụ web hosting bùng nổ và cung cấp dịch vụ lưu trữ website trên các máy chủ của họ, theo đó, giúp người dùng cá nhân hay tổ chức không cần đầu tư hay sở hữu hạ tầng riêng để lưu trữ dữ liệu web nữa.

Hiện có hơn 330.000 nhà cung cấp web hosting toàn cầu, trong đó chiếm gần 20% thị phần này là GoDaddy, sau đó là Amazon AWS, 1&1, và Hostgator, theo thống kê của trang Hosting Tribunal.

Bản hồ sơ mô tả world wide web của ông Tim Berners-Lee – Ảnh: CERN

Tương lai của website

Với tốc độ phát triển “tên lửa” như thời gian qua, điều nhiều người tò mò muốn biết là “các website tới đây sẽ còn “tiến hóa” như thế nào?

Ông Fabio Torlini cho biết đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh hơn các xu hướng liên quan tới website như mua sắm trên mạng.

Nghiên cứu của Công ty WP Engine nhận thấy 3/4 (tức 75%) người trẻ thế hệ Z ở Anh (sinh trong giai đoạn 1990-2010), và 2/3 (tức 67%) người Anh sinh trong giai đoạn 1950-1969 cho biết sẽ mua hàng online hoàn toàn, hoặc trong ít nhất một khoảng thời gian nhất định của năm 2022.

Với tất cả những thay đổi đã diễn ra trong 30 năm qua, xu thế tiếp tục khuếch trương của website là điều hiển nhiên.

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) tiếp tục trở thành trung tâm trong phát triển web, số website có hiệu suất hoạt động cao chiếm lĩnh không gian mạng sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

Tại Vũ Trụ Số, chúng tôi hỗ trợ khách hàng tạo lập website từ A-Z bao gồm việc mua tên miền, hỗ trợ hosting và thiết kế giao diện của website theo chuẩn cấu trúc nhất. Qúy khách hàng được hỗ trợ , bảo mật website và được bảo hành dài hạn.

Mọi chi tiết xin liên hệ.

Trân trọng.

Nếu bạn thấy bài viết có ích hãy sao chép link và chia sẻ bài viết
daotiendung

Tiến Dũng Đào chuyên quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress với hơn 5 năm phát triển theme và plugin. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch, tập võ và chia sẻ các kiến thức cho mọi người.

Bài viết liên quan