Có phải cài nhiều plugin sẻ làm website của bạn tải chậm?

Gần đây tôi thấy rất nhiều người đặt câu hỏi, cài đặt nhiều plugin sẻ làm website của tôi ì ạch đúng không?

Trong bài viết này, tôi sẽ cho bạn biết nhận định trên là đúng hay sai và bạn có thể xem các plugin của mình sau đó đưa ra quyết định nên giữ plugin nào và nên bỏ những plugin nào …

Loại plugin nào làm website của bạn load chậm hơn?

Về cơ bản, Plugin ở mặt trước của trang web (FrontEnd) sẽ làm tốc độ load website chậm hơn và các plugin phụ trợ quản lý nói chung sẽ không làm chậm website.

Dưới đây là ví dụ chi tiết.

Giả sử bạn đã cài đặt một plugin để thêm nút chia sẻ xã hội ở cuối bài viết. Plugin này sẽ làm chậm trang web của bạn? Đúng rồi, bởi vì nó đang thay đổi mặt trước của trang web (giao diện bên ngoài trang mà bạn nhìn thấy)

Thay vào đó, giả sử bạn thêm một plugin mới vào trang web của mình, bổ sung các danh mục vào thư viện phương tiện của bạn. Điều này sẽ làm chậm trang web của bạn? Không, bởi vì nó chỉ sửa đổi nền quản lý và không tự động kích hoạt thực thi.

Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cần xác định chính xác điều gì làm cho một trang web WordPress tải chậm.

Điều gì đang khiến trang web load chậm?

Tập tin

Nhiều tệp tintrong plugin cần tải, các tệp tin lớn và sử dụng các dạng query phức tạp sẻ là làm trang web WordPress của bạn tải chậm!

Khi khách truy cập đến trang web của bạn, nhiều tệp được truyền từ máy chủ đến trình duyệt và trình duyệt sẽ xoay liên tục cho đến khi tất cả các tệp được tải hoàn tất vì vậy phải đảm bảo các tệp tin ít, nhẹ thì website của bạn mới load nhanh được.

Trang web cần chuyển tải ba loại tệp chính: CSS, Javascript (JS) và hình ảnh (JPG / PNG / GIF).

Tùy theo theme mà có một hoặc nhiều tệp CSS được load.

Vd: Khi bạn thêm các nút chia sẻ lên mạng xã hội, plugin cần tạo các style để chúng được đẹp mắt hơn, vì vậy plugin phải tải thêm các thành phần css được thêm vào nên chúng sẻ tạo thêm request và làm website tốn thêm 1 khoảng thời gian để load, tất nhiên đều này không đáng kể nhưng nếu nhiều plugin thì sẻ ảnh hưởng khá lớn.

Javascript thường được sử dụng để thêm tính tương tác cho một trang web. Ví dụ: nếu khách truy cập đang đọc một bài viết và hiển thị popup bật lên, thì đây là sử dụng Javascript để hiển thị.

Vì vậy, chúng tôi có thể đi đến kết luận sau: Nếu plugin thêm nội dung theo kiểu vào trang web của bạn, thì nó đang tải tệp CSS và nếu bất kỳ phần nào của nội dung tương tác, nó cũng có thể tải tệp Javascript.

Trong hầu hết các trường hợp, không có plugin nào trực tiếp khiến trang web của bạn bị chậm, nhưng thật khó để nói nếu nhiều plugin cùng nhau.

Nếu bạn có 20 plugin tải cả file css và file Javascript, hiệu suất của trang web của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Tải các tệp của một số trang web bên thứ ba (bên thứ 3 nghĩa là file sẻ được load từ 1 domain khác domain của chính bạn) cũng làm giảm tốc độ của trang web.

VD có 1 plugin có rất ít tệp css hoặc js được tải, nhưng những tệp này không thể truy cập được ở Việt Nam hoặc thời gian chờ tệp tin do server bên thứ 3 phản hồi quá lâu sẻ làm website của bạn rất rất chậm vì phải liên tục chờ đợi phản hồi từ server kia. Các plugin sử dụng bởi giao diện API cũng sẽ khiến trang web bị chậm đi rất nhiều.

Vd: Các plugin sẻ dụng API để tính lượt chia sẻ của bài viết chắn hẳn sẻ khá tốn tài nguyên, khi phải query get dữ liệu ra liên tục và cập nhật số lượng lượt like, share nên chắc chắn sẻ không hề nhẹ nhàng.

Các plugin chỉ sửa đổi nền trang web thường ít làm cho trang web bị chậm, nhưng nếu plugin có một số tác vụ theo lịch trình sẽ chiếm một số tài nguyên hệ thống (CPU, bộ nhớ, v.v.) trong quá trình thực thi, có thể gây ra tiêu thụ tài nguyên quá mức và dẫn đến down site.

Làm thế nào để giảm tác động của plugin

Tất nhiên không thể phủ nhận các lợi ích của plugin, chúng thực sự hữu ích đối với những người không biết code mà chỉ muốn cài đặt vào sử dụng mà thôi, vì vậy nếu đọc bài viết này bạn nên cân nhắc việc cài đặt plugin hoặc lựa chọn plugin một cách khôn ngoan để website của bạn không phải ì ạch.

Vô hiệu hóa các plugin không sử dụng

Chỉ mất một phút thôi

Vào menu Plugin để tìm plugin bạn không cần sử dụng và ngưng kích hoạt nó ngay đi. Nếu plugin bị vô hiệu hóa, nó sẽ không chạy bất kỳ thứ già hoặc không có bất kỳ tác động nào đến hiệu suất của trang web của bạn.

Nói chung, bạn nên xóa các plugin bị vô hiệu hóa luôn đi. Bạn chỉ nên giữ những thứ có thể kích hoạt lại và sử dụng liền vd như plugin sao lưu dữ liệu, Regenerate Thumbnails, hoặc plugin bảo trì website chẳng hạn …

Loại bỏ các plugin cùng chức năng

Sau khi vô hiệu hóa các plugin không sử dụng, bạn có thể giảm thêm số lượng plugin đang chạy bằng cách xóa các tính năng trùng lặp đi.

Tôi đã thấy nhiều trang web WordPress có hai plugin có chức năng tương tự nhau. Ví dụ: một plugin thêm tiện ích mạng xã hội, trong khi một plugin khác thêm chia sẻ bài viết sau bài viết hoặc có người còn chơi cài 2 plugin tạo cache vào site luôn, với những trường hợp này bạn nên cân nhắc lựa chọn plugin phù hợp và bỏ các plugin cùng chức năng ngay đi để website của bạn được nhẹ nhàng hơn.

Dọn dẹp hoặc thay thế các plugin cũ

Có rất nhiều plugin WordPress không được cập nhật liên tục. Vì vậy, nếu bạn thấy 1 plugin nào đó không được cập nhật trong thời gian dài thì nên nghĩ đến chuyện tìm 1 plugin nào đó thay thế đi để đảm bảo website của bạn được bảo mật và plugin được update thường xuyên sẻ tương thích với phiên bản WordPress mà bạn đang sử dụng.

Sử dụng plugin chất lượng

Chắc hẳn rồi, nếu bạn sử dụng plugin từ các nhà cung cấp có uy tín, có năng lực thì sẻ có rất nhiều lợi ích, khi những lập trình viên giỏi sẻ tối ưu code giúp plugin load nhẹ nhàng và mượt mà hơn trên hệ thống của bạn, ngược lại nếu bạn sử dụng các plugin dỏm thì nó sẻ làm trang web của bạn bị nguy cơ bảo mật và ì ạch trong quá trình sử dụng.

Điều này cũng có nghĩa phủ định một số quan niệm về cài nhiều plugin, vd: bạn cài 10 plugin được tối ưu tốt sẻ bằng 1-2 plugin kém không được tối ưu về hiệu suất, cho nên việc cài nhiều hay ít plugin cũng chưa chắc quan trọng nhưng giảm thiểu plugin như các luận điểm nói trên là hợp lý.

Kết luận

Câu hỏi đầu bài có lẽ bạn đã có câu trả lời, trả lời ngắn gọn là nó có ảnh hưởng và điều bạn nên làm với các plugin đó là:

– Sử dụng 1 hosting ngon để web chạy được nhanh dù các plugin ảnh hưởng nhưng không đáng kể
– Thay thế các plugin ít được tác giả cập nhật sau 2 bản cập nhật WordPress
– Chỉ sử dụng những plugin khi thực sự cần thiết
– Bỏ các plugin trùng lặp về tính năng
– Sử dụng các plugin từ các nhà cung cấp uy tín

Chúc website của bạn được an toàn và load nhanh như gió!

Nếu bạn thấy bài viết có ích hãy sao chép link và chia sẻ bài viết
daotiendung

Tiến Dũng Đào chuyên quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress với hơn 5 năm phát triển theme và plugin. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch, tập võ và chia sẻ các kiến thức cho mọi người.

Bài viết liên quan