Chuyển MyISAM sang InnoDB cho website WordPress

WordPress được thiết kế chạy trên cơ sở dữ liệu MySQL là chủ yếu, tối ưu hóa MySQL là một vấn đề rất quan trọng nếu bạn muốn cho WordPress chạy nhanh hơn trên phần cứng mà bạn sử dụng.

Trước khi MySQL 5.5 được phát hành, MyISAM là một công cụ lưu trữ mặc định và khi bạn tạo một bảng mới sẽ sử dụng MyISAM mặc định. Sau khi bạn nâng cấp lên MySQL 5.5, công cụ mặc định là InnoDB.

Hiện tại năm 2021, nhưng vẫn còn rất nhiều website WordPress sử dụng kiểu lưu trữ bảng khá cũ là MyISAM, trong bài viết này cùng Vũ Trụ Số tìm hiểu về 2 kiểu lưu trữ bảng được sử dụng nhiều nhất là InnoDB và MyISAM cùng với cách để bạn chuyển đổi cơ sở dữ liệu MyISAM của bạn sang InnoDB tự động đơn giản nhất.

1. MyISAM

Đây là một Storage Engine mặc định và được sử dụng phổ biến nhất.

– Ưu điểm MyISAM là hỗ trợ Full Text Search lập chỉ mục toàn văn, cung cấp thuật toán tìm kiếm khá giống Google. Kiến trúc đơn giản nên có tốc độ truy suất (đọc và tìm kiếm) nhanh nhất trong các loại Storage Engine.

– Nhược điểm MyISAM hoạt động theo cơ chế Table Level Locking, nên khi có hành động thực hiện (thêm/sửa/xóa) 1 bản ghi nào đó trong table thì table đó sẽ bị khóa lại, chờ tới khi hành động này được thực hiện xong thì hành động kia mới tiếp tục được thực hiện. Kiến trúc đơn giản, không ràng buộc nên loại Storage Engine này rất dễ bị crash, hỏng chỉ mục với những table có số lượng bản ghi lớn.

2. InnoDB

Đây là Storage Engine mới hơn có nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội hơn so với MyISAM.

– Ưu điểm Engine này kiểm tra tính toàn vẹn và ràng buộc dữ liệu rất cao, khó xảy ra tình trạng hỏng chỉ mục và crash table. Hoạt động theo cơ chế Row Level Locking, vì vậy trong lúc thực hiện các hành động (thêm/sửa/xóa) trên 1 bản ghi, thì các hoạt động ở bản ghi khác trên table vẫn diễn ra bình thường. Hỗ trợ Transaction giúp đảm bảo an toàn khi thực hiện một khối lệnh SQL đảm bảo nhất quán dữ liệu.
– Nhược điểm Hoạt động cần nhiều RAM hơn, nhưng nếu so sánh với MyISAM trong trường hợp tần suất Insert/Update/Delete lớn thì có khi sẽ lớn hơn vì cơ chế Table Level Locking sẽ gây ra hàng đợi lớn, gây chậm quá trình xử lý.

Chuyển MyISAM sang InnoDB

Với ưu điểm InnoDB, bạn nên chuyển từ MyISAM sang InnoDB ngay để website của mình đạt hiệu suất tốt hơn, dưới đây là cách để bạn chuyển MyISAM sang InnoDB.

Có một số cách để chuyển MyISAM sang InnoDB nhưng để thuận tiện cho người dùng mình sẽ giới thiệu cho bạn một số plugin giúp chuyển MyISAM sang InnoDB với 1 cú click. Nếu bạn là người dùng phổ thông thì thực sự không cần thiết phải động tay, động chân vào trong PHPMyadmin mà hãy dùng plugin ngay cho nó nhanh.

1.

Đây là plugin với 1 tính năng duy nhất là chuyển MyISAM sang InnoDB, sau khi cài đặt Simple MyISAM to InnoDB bạn vào Simple MyISAM to InnoDB, chọn các bảng sử dụng MyISAM và chuyển sang InnoDB với 1 cú submit 😀

Chuyển MyISAM sang InnoDB với 1 cú submit

Bạn nên sử dụng Simple MyISAM to InnoDB để việc chuyển đổi nhanh hơn, không phải tốn công ngồi click như Servebolt Optimizer phía dưới

2. Servebolt Optimizer

Servebolt Optimizer có nhiều tính năng mở rộng hơn là chuyển đổi chỉ chuyển đổi MyISAM sang InnoDB, bạn có thể cài đặt Servebolt Optimizer sau đó truy cập vào Performance optimizer để tiến hành chuyển MyISAM sang InnoDB.

3. Index WP MySQL For Speed

Đây cũng là một công cụ hay giúp chuyển đổi database tables sang InnoDB với 1 cú click đúng nghĩa, sau khi bạn cài xong Index WP MySQL For Speed bạn truy cập vào Tools > Index MySQL

Backup lại cơ sở dữ liệu để phòng bất trắc chọn I have made a backup sau đó nhấn Upgrade Storage Engine Now để nâng cấp các bảng cơ sở dữ liệu lên InnoDB, công cụ lưu trữ mới nhất của MySQL.

Sử dụng phpMyAdmin

Ngoài cách sử dụng plugin để chuyển MyISAM sang InnoDB thì bạn có thể truy cập vào phpMyAdmin để chuyển đổi.

Đăng nhập vào phpMyAdmin. Sau đó chọn Table cần chuyển => Thao tác => Phần Store Engine chọn InnoDB

=> Thực hiện

Kết luận

Ngoài các cách trên thì còn có cách chuyển đổi bằng WP-CLI hoặc sử dụng Command Line trên Linux nữa nhưng với 1 số cách ở trên là quá đủ để bạn chuyển đổi MyISAM sang InnoDB rồi, không cần phải màu mè làm gì cho tốn thời gian.

Để đơn giản và nhanh nhất mình khuyến nghị sử dụng plugin Simple MyISAM to InnoDB.

Tiến Dũng Đào chuyên quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress với hơn 5 năm phát triển theme và plugin. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch, tập võ và chia sẻ các kiến thức cho mọi người.

Bài viết liên quan